ĐHYM là Trường Y tế công cộng đầu tiên và duy nhất của Commonwealth. Trường được thành lập vào năm 1962, cung cấp giáo dục y tế chất lượng cao với học phí hợp lý cho người dân của bang nhằm tăng số lượng bác sĩ đa khoa chăm sóc ban đầu hành nghề tại các khu vực khó khăn của tiểu bang. Với việc bổ sung các Trường sau đại học về khoa học y sinh và điều dưỡng, nhiệm vụ giáo dục y tế ban đầu của Trường Y đã phát triển thành một nhiệm vụ gồm ba mục tiêu: giảng dạy, nghiên cứu và dịch vụ. ĐHYM hiện là một trong 50 Trường y khoa hàng đầu của Mỹ và có 2.683 giảng viên toàn thời gian và bán thời gian, 486 sinh viên y khoa, 379 sinh viên khoa học y sinh và 183 sinh viên điều dưỡng sau đại học. ĐHYM có một bề dầy nghiên cứu y sinh, được tài trợ hơn 230 triệu đô la cho các nghiên cứu, với phần lớn trong số này đến từ Viện Sức Khỏe Hoa kỳ (NIH). Dựa trên mọi tiêu chuẩn nghiên cứu, bao gồm tài trợ của liên bang và đóng góp của giảng viên được công nhận, ĐHYM đã chứng minh sự tiến bộ vượt trội.
Là trường đại học nghiên cứu công lập toàn diện duy nhất ở Massachusetts, Trung tâm Khoa học lâm sàng và Ứng dụng (ĐHYM) của Đại học Massachusetts đóng vai trò là “ngôi nhà học thuật” cho các nhà khoa học lâm sàng và ứng dụng trên tất cả 5 cơ sở UMass, cung cấp các cơ chế và trang thiết bị cần thiết cho các hoạt động nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng các khám phá khoa học vào lâm sàng và cộng đồng. Giai đoạn I bắt đầu vào cuối năm 1990 với việc tuyển dụng các giảng viên nghiên cứu lâm sàng và khoa học cơ bản đẳng cấp thế giới và có đầu óc kinh doanh. Trong thập kỷ qua, những giảng viên này đã đóng góp những tiến bộ quan trọng trong nghiên cứu HIV, ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh truyền nhiễm, và trong sự hiểu biết về bệnh ở mức độ phân tử. Họ đã củng cố danh tiếng khoa học cơ bản mạnh mẽ của trường. Trong số các giảng viên này có: một người nhận giải thưởng Nobel và một người giải thưởng Lasker; 7 nghiên cứu viên nhận giải Howard Hughes; 3 người nhận giải thưởng Ellison Foundation trong nghiên cứu lão khoa; 2 người nhận giải Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, 2 người là thành viên Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia; 2 người nhận giải Presidential Early Career; một người là thành viên Hiệp hội Hoàng gia (Anh) và 2 người là thành viên của Viện Y học.
Khoa Dân Số và Khoa học Sức khỏe Định lượng (PQHS)
Khoa Dân số và Khoa học Sức khỏe Định lượng được thành lập năm 2009, với GS. BS. TS Catarina Kiefe là Trưởng Khoa, sáng lập, GS, Ths, BS Jeroan Allison là Phó Khoa, đồng sáng lập, và GS. TS Robert Goldberg là Trưởng Bộ môn Dịch tễ học. Năm 2019, GS. Catarina Kiefe đã chuyển giao vị trí Trưởng Khoa cho GS. Jeroan Allison và GS. Goldberg cũng chuyển giao vị trí Trưởng Bộ môn Dịch tễ học cho GS. TS Kate Lapane. Khoa đã phát triển đáng kể trong những năm vừa qua, qua hỗ trợ của trường và hỗ trợ từ bên ngoài, đến nay Khoa đã phát triển toàn diện. Khoa hiện bao gồm 34 giảng viên chính và hơn 10 sinh viên cao học trong chương trình Thạc sĩ Khoa học Nghiên cứu Lâm sàng (MSCI) và trong chương trình Tiến sĩ về Nghiên cứu Sức khỏe, Dân số và Nghiên cứu Lâm sàng (CPHR).
Nhiệm vụ của Khoa là: (a) đáp ứng nhu cầu khoa học sức khỏe định lượng của trung tâm y khoa để trở thành trung tâm hàng đầu quốc gia trong nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng; (b) khám phá các hướng tiếp cận mới để giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khỏe quốc gia; và (c) đào tạo thế hệ các nhà khoa học tiếp theo, những người sẽ đóng góp cho việc nâng cao sức khỏe của tập thể và các cá nhân và sự đổi mới trong Y tế sử dụng các phương pháp mới, tiên tiến.
Khoa được lãnh đạo bởi GS. Catarina Kiefe, một nhà nghiên cứu dịch vụ y tế và là nhà dịch tễ học bệnh mãn tính quốc tế hang đầu, và GS. Jeroan Allison, một chuyên gia nội khoa và chuyên gia về dịch vụ y tế. GS. Allison là Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu sự đa dạng về tình trạng sức khỏe tại ĐHYM
Khoa PQHS bao gồm 5 Bộ môn: Nghiên cứu Thống kê Sinh học và Dịch vụ Y tế (TS. Arlene Ash, Trưởng Bộ môn); Dịch tễ học (GS. Kate Lapane, Trưởng Bộ môn); Tin học y tế và khoa học thực hành (GS. Ben Gerber, Trưởng Bộ môn); Kết quả Khoa học Đo lường (GS. John Ware, Trưởng Bộ môn), và Y học Dự phòng và Hành vi được sát nhập vào gần đây (GS. Stephenie Lemon, Trưởng Bộ môn). Khoa PQHS có chương trình đào tạo tiến sĩ Nghiên cứu lâm sàng và sức khoẻ dân số(CPHR) do GS. Kate Lapane làm giám đốc, Chương trình Thạc sĩ khoa học vê nghiên cứu lâm sàng (MSCI) do GS. Robert Goldberg làm Giám đốc và Trung tâm phương pháp định lượng do GS. Bruce Barton làm Giám đốc, trung tâm cung cấp dịch vụ tư vấn thống kê và thu thập và quản lý dữ liệu cho tất cả các đơn vị của ĐHYM. Các bài học rút ra từ việc xây dựng các chương trình đào tạo MSCI và Tiến sĩ, và trung tâm tư vấn thống kê, sẽ được chia sẻ với các nghiên cứu viên tại trường ĐHYHN để mở rộng các các khóa học đại học và sau đại học hiện tại của trường về bệnh KLN/bệnh tim mạch. Mỗi giảng viên được liệt kê ở trên sẽ đóng vai trò quan trọng trong các hội đồng giảng dạy và nghiên cứu như là một phần của chương trình đào tạo và họ đã tích cực tham gia thảo luận cách thức phát triển các hoạt động mới, chia sẻ và tăng cường các hoạt động và phương pháp đào tạo hiện có, với nghiên cứu viên cấp cao của Việt Nam.
Kể từ khi thành lập chưa đầy một thập kỷ trước, các giảng viên của PQHS đã đóng vai trò là các nhà nghiên cứu chính trong 103 dự án được tài trợ từ bên ngoài, với tổng kinh phí hơn 86 triệu đô la. Giảng viên và sinh viên của khoa đã xuất bản hơn 1.000 các công bố quốc tế kể từ năm 2010, nhiều trong số đó đã được xuất bản trong các tạp chí y học, y tế công cộng, dịch vụ y tế và thống kê có uy tín.
Tất cả các giảng viên cao cấp và nhiều giảng viên trẻ đều có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến nghiên cứu dự phòng và kiểm soát bệnh tim mạch và đã đồng ý hướng dẫn học viên trong chương trình đào tạo này. Khoa PQHS đã thực hiện hơn hàng chục thử nghiệm lâm sàng được tài trợ bởi liên bang, nhiều nghiên cứu tập trung vào bệnh tim mạch, thực hiện tại nhiều địa điểm và nhiều hệ thống chăm sóc sức khỏe đa dạng. Khoa cũng có nhiều kinh nghiệm với các nghiên cứu quan sát đa trung tâm như CARDIA (Kiefe), TRACE-CORE (Kiefe, Allison, Goldberg), nghiên cứu giám sát dựa trên quần thể bệnh tim mạch (Goldberg, Gore) và hệ thống ghi nhận đa quốc gia GRACE (Goldberg, Gore). GS. Goldberg, GS. Gurwitz và GS.McManus đã tích cực tham gia vào một số nghiên cứu bệnh tim mạch sử dụng dữ liệu từ Mạng lưới nghiên cứu tim mạch đa địa điểm lớn và tích cực tham gia vào một vài nghiên cứu sử dụng thiết bị di động (m-Health) và một nghiên cứu quan sát trên bệnh nhân lớn tuổi bị rung tâm nhĩ được tài trợ liên bang (SAGE -AF). Giảng viên PQHS cũng là những chuyên gia về xuất bản. GS. Kiefe và GS. Allison là đồng Tổng biên tập của Tạp chí Chăm sóc y tế, một tạp chí nghiên cứu dịch vụ y tế hàng đầu, trong khi GS. Goldberg là Phó Tổng biên tập Tạp chí Y học Hoa Kỳ và là thành viên Ban Biên tập của tạp chí Đột quỵ.
Trung tâm phương pháp định lượng (QMC) là một trung tâm dịch vụ trực thuộc Bộ môn Thống kê và nghiên cứu dịch vụ y tế. Đội ngũ nhân viên hiện tại của QMC bao gồm ba tiến sĩ về thống kê sinh học, một tiến sĩ dịch tễ học, một thạc sĩ nhà dịch tễ học /lập trình viên SAS và quản lý dữ liệu. QMC cung cấp dịch vụ cho các nghiên cứu viên ĐHYM trong các lĩnh vực: thiết kế nghiên cứu (ví dụ, thử nghiệm lâm sàng [Giai đoạn I-IV], nghiên cứu tiền lâm sàng, thiết kế bán thực nghiệm, nghiên cứu ca bệnh và nghiên cứu tiến cứu, thiết kế ngẫu nhiên theo nhóm và nghiên cứu y học nói chung ), tính toán cỡ mẫu và độ mạnh của nghiên cứu, quản lý và phân tích dữ liệu, lập trình, sử lý thống kê phục vụ xuất bản và điều phối dự án. Tại QMC, tất cả các nhà thống kê đều có đầy đủ các bản phát hành mới nhất của phần mềm thống kê cũng như các công cụ khác để xác định cỡ mẫu và độ mạnh của nghiên cứu, và phân tích dữ liệu giữa kỳ. QMC cũng sử dụng chuyên môn của các giảng viên khác của Khoa khi cần, bao gồm dịch tễ học, tin học, khoa học ứng dụng và nghiên cứu kết quả y tế.
Bộ môn Y học Lão khoa, được thành lập năm 2001, vẫn là một trong số rất ít các đơn vị liên ngành tại ĐHYM. Khoa bao gồm cả Khoa Y học và Khoa Y tế Gia đình và Sức khỏe Cộng đồng. GS.BS. Jerry Gurwitz là Trưởng bộ môn Y học Lão khoa từ năm 2003. Khoa hiện bao gồm 6 nhà giáo dục lâm sàng lão khoa làm việc tại Trường đại học, 3 y tá lão khoa và 6 bác sĩ lâm sàng hoặc nghiên cứu viên tiến sĩ. Bộ môn Lão khoa có mối liên kết chặt chẽ với nhiều bộ phận ĐHYM, các bác sĩ lão khoa được đào tạo trình độ tiến sĩ,đồng thời được bổ nhiệm trong các bộ môn khác của Bệnh viện và Khoa Huyết học/ Ung thư. Ngoài ra, Bộ môncó mối quan hệ chặt chẽ và các bác sĩ lão khoa trực thuộc Bệnh viện St. Vincent và Fallon Health. Bộ môn cũng phát triển mối quan hệ học thuật với Trường Điều dưỡng sau đại học cũng như với cơ sở Worcester của Trường Đại học Dược và Khoa học Y tế Massachusetts. Bộ môn được nhận tài trợ từ tổ chức Reynold (năm thứ 3) và vào vòng chung khảo cho tài chợ của tổ chức Reynold giai đoạn tiếp theo.
Đào tạo và giáo dục nghiên cứu tại ĐHYM
Khoa Y Sinh Sau đại học (Graduate School of Biomedical Sciences) (GSBS)
GSBS là chương trình do các giảng viên khởi xướng và quản lý đào tạo các nhà nghiên cứu y sinh học- những người đang đóng góp nâng cao sự hiểu biết hiện tại về sinh học và bệnh tật của con người. Các nhà khoa học và bác sĩ/ nhà khoa học đào tạo các học viên GSBS để trờ thành nhà nghiên cứu/ nhà giáo dục tại các trường đại học, trường chuyên ngành y tế và ngành công nghệ sinh học. GSBS cung cấp cho học viên các kiến thức chuyên sâu về các ngành khoa học y sinh đương đại, thông qua một chương trình giảng dạy đa lĩnh vực bao gồm các khóa học chính, thực tập trong phòng thí nghiệm và các khóa học tự chọn nâng cao. Chương trình đa lĩnh vực này tạo điều kiện cho học viên có khả năng lựa chọn chương trình học và giáo viên hướng dẫn cho luận án tốt nghiệp của họ.
Chương trình Tiến sĩ cung cấp một số lợi thế khác biệt cho học viên quan tâm đến các lĩnh vực như các nhà khoa học / nhà giáo dục y sinh. Với sự tham gia của hơn 330 sinh viên và 325 giảng viên nghiên cứu, chương trình tối đa hóa sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên và được cá nhân hóa. Chương trình giảng học chính trang bị cho tất cả học viên năm thứ nhất các khóa học cần thiết để cung cấp sự hiểu biết đa lĩnh vực ở về cơ sở phân tử của tế bào và bệnh học. Học viên có thể đạt được kiến thức và kĩ năng ở các ngành và phòng thí nghiệm khác nhau trước khi chọn một lĩnh vực chuyên môn hoặc chọn người hướng dẫn luận văn, do đó thúc đẩy tư duy đa lĩnh vực. Như đã đề cập trước đó, sự phù hợp liên quan đến chương trình lập kế hoạch nghiên cứu trong bệnh KLN/bệnh tim mạch là chương trình tiến sĩ CPHR sẽ được mô tả dưới đây.
Chương trình Tiến sĩ Nghiên cứu lâm sàng và sức khỏe dân số (CPHR). Được thành lập vào năm 2006, và được đặt tại Khoa PQHS, kể từ mùa thu này, chương trình này đã tuyển chọn được tổng cộng 62 học sinh trong chương trình đào tạo . Chương trình tiến sĩ là một trong 8 chuyên ngành đào tạo nghiên cứu sinh tại GSBS; 7 chuyên ngành khác là về khoa học cơ bản. Thông thường, 5-6 sinh viên trúng tuyển vào chương trình tiến sĩ hàng năm và GS.TS. Lapane hiện đang là Giám đốc. Trong số những thành tựu của các sinh viên đã tốt nghiệp từ chương trình, có hơn 100 ấn phẩm (36 tác giả đầu tiên) và 39 bài thuyết trình / áp phích hội nghị, 5 sinh viên đã được trao tài trợ nghiên cứu luận án. Thời gian hoàn thành tiến sĩ trung bình là 3,5 đến 4,0 năm và sinh viên tốt nghiệp của chúng hiện là giảng viên nghiên cứu và đào tạo sau tiến sĩ quan trọng trong các cộng đồng học thuật (ví dụ: Đại học Yale, ĐHYM, Đại học Y New York) hoặc ngành công nghiệp. Một số sinh viên tốt nghiệp Bác sĩ – Tiến sĩ cũng đã nhận được học bổng cạnh tranh (ví dụ: Thông tin sinh học tại Brigham và Trường Y Harvard/ women’s). TS. Hoa Nguyễn, thành viên chủ chốt của nhóm nghiên cứu được nhận khoản tài trợ kinh phí cho dự án đào tạo này, đã tốt nghiệp chương trình CPHR năm 2010 dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Goldberg. Sau đó, TS. Hoa Nguyễn đã được nhận làm giảng viên nghiên cứu tại Đại học Y Yale, nơi TS Hoa tham gia vào một nghiên cứu đa ngành do NIH tài trợ về bệnh tim mạch. Khi trở về Việt Nam, cùng với GS. Goldberg và GS. Allison, TS Hoa đã nhận được tài trợ từ Văn phòng Y tế Toàn cầu tại ĐHYM để thực hiện một nghiên cứu giám sát thí điểm cho bệnh mạch vành tại Hà Nội, và sau đó nhận được tài trợ từ Trung tâm Quốc tế Fogarty cho một dự án thử nghiệm tính khả thi trong kiểm soát tăng huyết áp được thực hiện ở Tỉnh Hưng Yên, Việt Nam. TS.BS. Hoa và GS. Goldberg đã xuất bản 6 bài báo từ luận án tiến sĩ của cô trên các tạp chí uy tín (e.g., Circulation, American Heart Journal). TS.BS. Hoa Nguyễn gần đây đã nhận được tài trợ từ Trung tâm Quốc tế Fogarty để thực hiện dự án nữa về Nghiên cứu Nhồi máu cơ tim tại miền Bắc và miền Trung Việt Nam kết hợp với GS. Goldberg (1R21 TW010462-01A1). Hiện nay TS. Hoa Nguyễn là PGS, giảng viên tại Bộ môn Dịch tễ học. TS Hoàng Trần đến từ Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, một chuyên gia tim mạch can thiệp, gần đây đã tốt nghiệp chương trình này dưới sự hướng dẫn của GS.Goldberg, GS, Allison, và GS. Kiefe và đã xuất bản 4 bài báo cho đến nay từ công trình luận án tiến sĩ của mình.
Thạc sĩ Khoa học về Nghiên cứu Lâm sàng (MSCI): Vào tháng 6 năm 2008, ĐHYM đã thành lập chương trình cấp bằng MSCI với lớp đầu tiên gồm 6 sinh viên (5 bác sĩ, 1 tiến sĩ) được nhận vào mùa thu năm 2008. GS. Goldberg, Giám đốc chương trình này kể từ khi thành lập, đã tích cực tham gia vào một số nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh và thử nghiệm can thiệp tại Việt Nam cùng với GS. Allison và TS. Hoa Nguyễn. Phù hơp với sự quan tâm của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe, chương trình này đẩy nhanh việc đưa các bác sĩ, tiến sĩ, tiến sĩ điều dưỡng và các nhà lâm sàng trình độ tiến sĩ khác tham gia vào nghiên cứu lâm sàng và áp dụng vào thực tế . Có hai hướng đi cho phép tập trung vào nghiên cứu dựa vào quần thể (T2 +) hoặc nghiên cứu áp dụng kết quả từ phòng thí nghiệm vào giường bệnh (T1). MSCI là một chương trình đào tạo theo tín chỉ gồm 36 tín chỉ đạt được trong hai năm với đào tạo phương pháp trọng tâm, phương pháp và nội dung tự chọn, và luận văn. Chương trình đã tuyển tổng cộng 32 sinh viên (29 BS và 3 tiến sĩ) cho đến nay và có 4 người mới nhập học. Chương trình MSCI được thiết kế để phù hợp với các hạn chế về thời gian của nghiên cứu sinh lâm sàng và để tạo điều kiện cho các học viên tham gia vào chương trình T32 sau tiến sĩ. Trong 10 năm qua, khi mở rộng thêm chương trình cho cộng đồng giảng viên và sinh viên ĐHYM lớn hơn, chúng tôi đã tạo ra một trung tâm huấn luyện nghiên cứu lâm sàng mùa hè kéo dài một tháng vào tháng 7 hàng năm dành cho tất cả các học viên sau tiến sĩ và giảng viên sau tiến sĩ tại ĐHYM, không phân biệt có tham gia vào chương trình MSCI hay không. Các giảng viên chính trong chương trình này hiện đang xây dựng các khóa học tự chọn bổ sung cho các học viên của MSCI, bao gồm một khóa học gần đây về bệnh KLN do GS.TS. Goldberg và một đồng nghiệp khác tại ĐHYM giảng dạy. GS. Goldberg, GS. Allison và PGS. Hoa Nguyễn đã thảo luận nhiều về cách giảng dạy các khóa học về phương pháp nghiên cứu, y tế công cộng và nghiên cứu lâm sàng, và cách viết bài báo khoa học và đề cương dự án xin tài trợ mà có thể chia sẻ với các đồng nghiệp ở Việt Nam và lồng ghép vào chương trình nghiên cứu lâm sàng của dự án này.
Chương trình đào tạo Bác sĩ/Tiến sĩ – Được thành lập vào năm 1988 là các chương tình chính trong GSBS, chương trình bác sĩ/tiến sĩ phản ánh mục tiêu của các tổ chức đào tạo thế hệ bác sĩ-nhà khoa học tương lai. Trong hai năm đầu tiên của trường y, mỗi kỳ học, sinh viên hoàn thành thực tập với giảng viên nghiên cứu và làm nghiên cứu kéo dài mùa hè. Sau năm thứ hai của trường y, họ sẽ vào học toàn thời gian chương trình tiến sĩ. Sinh viên mất trung bình 4 năm để hoàn thành luận án nghiên cứu của họ. Sau khi hoàn thành và bảo vệ luận án tốt nghiệp, sinh viên vào quay lại trường y. Sự linh hoạt của chương trình thúc đẩy trải nghiệm cá nhân của học viên.
Chương trình đào tạo phát triển nghề nghiệp có giảng viên hướng dẫn (KL2) – được thành lập vào năm 2010, với GS. Allison là đồng Giám đốc của chương trình này chương trình này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu cần các nghiên cứu viên được đào tạo toàn diện, những người sẽ triển khai các nghiên cứu sáng tạo, dựa trên giả thuyết, nghiên cứu lâm sàng và đưa lý thuyết vào ứng dụng thực tiễn là ưu tiên hàng đầu. Chương trình đào tạo KL2 kết hợp các khóa học, hội thảo và nghiên cứu có giảng viên hướng dẫn. Mục tiêu của Chương trình đào tạo KL2 là: (1) Thúc đẩy chương trình phát triển sự nghiệp nghiên cứu ở các lĩnh vực y tế cơ bản, lâm sàng và dân số hướng đến việc áp dụng nghiên cứu vào thực hành lâm sàng hiệu quả và xây dựng chính sách; (2) tuyển chọn học giả sau tiến sĩ đầy hứa hẹn đem lại kết quả là một nhóm học giả đa dạng về đặc điểm xã hội học, đào tạo lâm sàng và lĩnh vực nghiên cứu; (3) đảm bảo các học giả được giảng viên hướng dẫn, phát triển sự nghiệp học thuật và các kỹ năng cần thiết để đảm bảo thành công của họ với tư cách là nghiên cứu viên độc lập; và (4) cung cấp kinh nghiệm nghiên cứu đa lĩnh vực, dựa trên thế mạnh của môi trường liên kết hiện tại giữa các cơ sở, phòng ban, trung tâm và viện của UMass. Có 9 sinh viên đã tốt nghiệp (225 xuất bản kể từ khi hoàn thành đào tạo) và 3 học viên hiện tại (7 xuất bản). Một số học viên gần đây của chương trình này đã đạt được tiến bộ đáng kể trong sự nghiệp học thuật. GS.BS. David McManus (Chuyên gia tim mạch), thành viên của chương trình đào tạo này, nhận bằng MSCI tại ĐHYM và tốt nghiệp chương trình KL2 năm 2012. Gần đây, ông đã nhận được một giải thưởng cho bài báo được trình bày tốt nhất tại Hiệp hội Nhịp tim, và khoản tài trợ từ NIH RO1 đầu tiên của ông trong nghiên cứu bệnh tim mạch, một nghiên cứu lớn, dài hạn về bệnh nhân lớn tuổi bị rung tâm nhĩ (SAGE-AF).
Đào tạo Nghiên cứu Tim Mạch tại ĐHYM (T32)– Bắt đầu vào năm 2014, chương trình này là một nỗ lực hợp tác giữa Bộ môn Y học Tim mạch (thuộc Khoa Y học) và Khoa PQHS, nơi tuyển dụng các ứng cử viên trước và sau tiến sĩ quan tâm đến nghiên cứu bệnh tim mạch tại ĐHYM. GS. Kiefe, GS. Goldberg, GS. Allison, GS. Lapane, GS. Freedman và GS. Keaney là những giảng viên chủ chốt trong chương trình này. Mỗi học viên xác định một trọng tâm nghiên cứu chính, thiết kế và hoàn thành một dự án nghiên cứu phối hợp chặt chẽ với giảng viên hướng dẫn và nhóm nghiên cứu có kinh nghiệm và nộp kết quả nghiên cứu của họ cho các tạp chí quốc tế. Phù hợp với phương pháp đa lĩnh vực, chương trình này cũng bao gồm đào tạo có giảng viên hướng dẫn ngay từ ban đầu của các cấp giảng viên từ các lĩnh vực nghiên cứu khac nhau. Mục tiêu của chương trình này là: (1) xây dựng chương trình đào tạo nghiên cứu bệnh tim mạch về khoa học cơ bản, lâm sàng và sức khỏe quần thể hướng đến tới áp dụng các kết quả nghiên cứu vào thực hành lâm sàng hiệu quả và xây dựng chính sách; (2) tuyển chọn các ứng viên trước và sau tiến sĩ tạo một nhóm học viên đa dạng về đặc điểm xã hội học, đào tạo lâm sàng và lĩnh vực nghiên cứu; và (3) đảm bảo học viên được giảng viên hướng dẫn, đào tạo học thuật và các kỹ năng kỹ thuật cần thiết để đảm bảo thành công của họ với tư cách là nhà nghiên cứu độc lập hoặc nghiên cứu viên trong nhóm. Hiện tại có 3 học viên trước tiến sĩ và 3 học viên sau tiến sĩ đã đăng ký vào chương trình này và chương trình đã tăng gấp đôi số lượng thực tập sinh trước và sau tiến sĩ trong năm học hiện tại. Chương trình hy vọng mỗi học viên sẽ xuất bản từ 3-5 bài báo trong quá trình đào tạo ở các lĩnh vực khác nhau về nghiên cứu bệnh tim mạch và nộp xin tài trợ về đào tạo (K awards). Ba trong số các học viên trong chương trình hiện tại, một học viên Bác sĩ – Tiến sĩ, một tiến sĩ dược khoa, và một tiến sĩ dịch tễ học đang được hướng dẫn bởi GS. Lapane, GS. Goldberg và GS. Kiefe. GS.Goldberg và GS. Kiefe gặp gỡ các học viên hai tuần một lần vào giờ ăn trưa để thảo luận về các dự án nghiên cứu của họ.
Chương trình sau Tiến sĩ về Khoa học Thực Hành- PRACCTIS là chương trình sau tiến sĩ Khoa học thực hành toàn thời gian đầu tiên. Chương trình này được thành lập vào năm 2015 và được tài trợ bởi Viện Ung thư Quốc gia. GS.Thomas Houston là đồng Giám đốc và GS. Allison và TS. Hogan là giảng viên chính của chương trình này. Nôị dung cơ bản của chương trình đào tạo được thực hiện thông qua các chiến lược giáo dục cân bằng nhằm tạo ra kinh nghiệm cho học viên, bao gồm: 1) khóa học về các khái niệm, khung hoạt động, phương pháp luận và phương pháp tiếp cận cụ thể cho Khoa học Thực hành; 2) các cơ hội nghiên cứu có giảng viên hướng dẫn hợp tác với các đối tác lâm sàng và cộng đồng, trong đó các học viên trở thành thành viên của các nhóm nghiên cứu đa lĩnh vực; và 3) hoạt động cải thiện chất lượng nghiên cứu khác. Chương trình giảng dạy cung cấp một cơ sở thực nghiệm cho các nội dung đào tạo và chiến lược giáo dục của Chương trình, và một kế hoạch đánh giá về nhiều phương diện để định hướng các nỗ lực để tiếp tục cải thiện chương trình. Nhóm nghiên cứu đa ngành đầu tiên của nghiên cứu sinh đã được nhận vào học vào mùa hè năm 2015, và bao gồm một Tiến sĩ Điều dưỡng, Tiến sĩ Tâm lý học Thực nghiệm và Tiến sĩ Nghiên cứu Sức khỏe Dân số và Lâm sàng. Nhóm thứ hai bao gồm một tiến sĩ nhân chủng học, một tiến sĩ về dinh dưỡng và một bác sĩ phẫu thuật. Các học viên dự kiến sẽ xuất bản từ 3-5 bài báo trong quá trình học tập của họ và nộp xin tài trợ đào tạo sau này (K awards).